Bảo hiểm PVI bứt phá, dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam
Toàn ngành khởi sắc
Hoạt động trong đại dịch Covid-19, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì đà tăng tích cực những tháng đầu năm 2021.Trong đó, không ngạc nhiên khi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng trưởng 87%, bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng 7%, bảo hiểm tài sản, thiệt hại và bảo hiểm vận chuyển hàng hóa lần lượt tăng trưởng là 16% và 15%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu tăng trưởng 7%, bảo hiểm hàng không tăng trưởng 37%, bảo hiểm cháy nổ tăng trưởng 11%... Mức tăng trưởng này tạo nên tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ ước đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm 2020.
Có thể thấy nếu như đầu năm 2020, Covid-19 đã khiến cho thị trường bảo hiểm bất ngờvà phải mất một thời gian dài để thích ứng, thì trong năm 2021, đa phần các doanh nghiệp đã có các phương án đối phó với tác động của dịch bệnh. Thậm chí có doanh nghiệp còn coi đây là “cơ” trong “nguy”. Chính vì vậy sự bùng phát trở lại của Covid-19 có tác động nhiều đến nền kinh tế và doanh nghiệp bảo hiểm nhưng những tác động này đều đã nằm trong dự đoán, là cơ hội cho các doanh nghiệp bứt phá, thể hiện bản lĩnh và khẳng định được chiến lược kinh doanh đúng đắn của mình.
Bảo hiểm PVI chú trọng đầu tư chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng |
Và sự bứt phá cho vị trí dẫn đầu
Báo cáo từ Bảo hiểm PVI cho thấy, kết thúc quý I/2021, doanh nghiệp này tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh khả quan: Tổng doanh thu 2.894 tỷđồng, hoàn thành 112,7% kế hoạch quý, tăng trưởng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận trước thuế là 171 tỷ đồng, hoàn thành 112,8% kế hoạch quý và tăng trưởng 10 % so với cùng kỳ năm 2020. Với những con số ấn tượng trên, Bảo hiểm PVI tiếp tục là đơn vị có lợi nhuận dẫn đầu thị trường và đứng đầu thị trường về thị phần (chiếm 16,6%).
Như vậy bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, Bảo hiểm PVI vẫn cho thấy sức tăng trưởng bền bỉ và mạnh mẽ trong cả một giai đoạn dài. Mà theo đại diện Bảo hiểm PVI, thành quả này đến từ chiến lược kinh doanh tăng trưởng gắn liền với hiệu quả và việc chuyển đổi mô hình quản trị phù hợp từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược này đã từng mang lại cho Bảo hiểm PVI những kết quả kinh doanh nổi bật trong 2 năm 2019, 2020 với mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Năm 2019, Bảo hiểm PVI đạt lợi nhuận trước thuế là 623 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch lợi nhuận ban đầu (468 tỷ đồng). Năm 2020 khởi đầu với muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19 nhưng kết thúc năm, Bảo hiểm PVI vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 787 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch lợi nhuận được giao.
Bên cạnh đó, để thích ứng với tình hình dịch bệnh và xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, Bảo hiểm PVI đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để tạo trải nghiệm mới cho khách hàng cũng như tối ưu các hoạt động giám định, bồi thường. Là doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm trực tuyến nên Bảo hiểm PVI ngay lập tức là điểmsángcủathịtrườngtrongcấpGiấychứngnhậnbảo hiểm điện tử trách nhiệm dân sự bắt buộc theo Nghị định 03/2021-NĐ/CP. Trước đó trong năm 2020, Bảo hiểm PVI đã cung cấp Giấy chứng nhận điện tử cho sản phẩm Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô và Bảo hiểm tai nạn cá nhân.
Theo đại diện Bảo hiểm PVI, trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục chiến lược phát triển hệ thống bán lẻ theo nguyên tắc có hiệu quả, đẩy mạnh hơn nữa kênh thương mại điện tử, phát huy tối đa công nghệ và không ngừng đổi mới dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Khánh Đặng
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
-
Bài 3: Thị trường điện Việt Nam sẽ có cơ chế giá điện linh hoạt
-
Nhà sản xuất pin xe điện Trung Quốc đóng cửa toàn bộ hoạt động tại Châu Âu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/10: Giá dầu thế giới trở lại sắc xanh
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp