"Báo động đỏ" cho nền kinh tế Nga
Nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ có tiếp tục bền vững? |
Sau Ấn Độ, thêm Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo |
Nga đạt tốc độ tăng trưởng khoan dầu kỷ lục bất chấp cắt giảm sản lượng |
Sức mạnh kinh tế đã giúp Nga duy trì cuộc chiến tại Ukraine |
Sức mạnh kinh tế đã giúp duy trì sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine. Nhưng một số nhà kinh tế, cũng như giám đốc ngân hàng trung ương của Nga, đã cảnh báo rằng chi tiêu cho chiến sự đang đe dọa sự ổn định tài chính của đất nước.
Giới chuyên gia chỉ ra rằng, điều đáng lo ngại là chính phủ đang bơm tiền vào nền kinh tế quá nhanh. Khi chiến sự Nga- Ukraine trở thành một cuộc chiến tiêu hao, ông Putin đã rót nguồn dự trữ tài chính lớn của đất nước vào việc mở rộng sản xuất quân sự, đồng thời tăng lương hưu, tiền lương và phúc lợi cho người dân Nga.
Điều này đã dẫn đến việc nhu cầu về mọi thứ gia tăng đột biến và góp phần đẩy tăng lạm phát của Nga. Trong một nỗ lực để ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nóng, vào tháng 7 vừa qua, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến.
Cỗ máy kinh tế phục vụ cho chiến sự Nga- Ukraine đang được Nhà nước củng cố mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp kỷ lục và tiền lương thực tế đã tăng đều đặn trong năm nay, khi các doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân cạnh tranh để có nguồn lao động khan hiếm, nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho quân đội.
Hoạt động cho vay đã được mở rộng nhanh chóng kể từ sau khi Nga tấn công Ukraine. Theo số liệu của ngân hàng trung ương Nga, tính đến tháng 6/2023, các khoản vay của các doanh nghiệp đã tăng 19%.
Dữ liệu từ tổ chức cho vay do nhà nước điều hành, Dom.RF, và công ty nghiên cứu bất động sản Frank Media công bố, các khoản cho vay thế chấp được 20 ngân hàng hàng đầu của Nga giải ngân đã tăng 63% trong nửa đầu năm nay. Trong 3 tháng đầu năm, cứ hai khoản cho thế chấp mới thì có một khoản được nhà nước trợ cấp thông qua các chương trình hỗ trợ an sinh, đặc biệt dành cho các quân nhân, với lãi suất ưu đãi.
Chính phủ Nga đã thực hiện nhiều chính sách chi tiêu công nhằm phục vụ cho chiến sự ở Ukraine |
Tác động của chi tiêu công đặc biệt rõ rệt ở các vùng nghèo hơn ở ngoại vi của đất nước, nơi cung cấp phần lớn sản xuất quân sự và binh lính. Các khu vực giáp biên giới với Ukraine và Bán đảo Crimea cũng đã được hưởng lợi về kinh tế từ các khoản đầu tư lớn vào các công sự quân sự và sự xuất hiện của hàng chục nghìn quân nhân, ngay cả khi người dân phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Ukraine gần như hàng ngày.
Những người lính đang gửi tiền lương về nhà thường gấp nhiều lần thu nhập trung bình của địa phương. Gia đình của những người tử vong trên chiến trường nhận tiền bồi thường có thể vượt quá thu nhập hàng năm của họ. Điều này đã góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng. Chi tiêu cho khách sạn ở Nga đã tăng 12% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2022; ở Crimea, chi tiêu trong các quán bar và nhà hàng đã tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, việc sụt giảm nguồn thu từ dầu khí của Nga đã đẩy ngân sách quốc gia này vào tình trạng thâm hụt. Trong 5 tháng đầu năm nay, chính phủ liên bang Nga đã chi tiêu trên danh nghĩa nhiều hơn gần 50% so với cùng kỳ năm 2021, theo tính toán của Viện Kinh tế Gaidar có trụ sở tại Moscow.
Sự phục hồi kinh tế Nga cũng bị hạn chế nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu lao động kinh niên của Nga, một vấn đề mà ông Putin có rất ít cách giải quyết. Quyết định huy động 300.000 nam giới cho chiến sự Nga- Ukraine đã loại bỏ nhiều công nhân ra khỏi nền kinh tế.
Bất chấp việc tăng lương, Nga đã không thể bù đắp tình trạng thiếu lao động bằng người di cư, vì các lệnh trừng phạt đã làm giảm khả năng gửi thu nhập về nước của họ.
Theo ông Alexandra Prokopenko, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia ở Berlin, đồng thời là cựu Cố vấn tại ngân hàng trung ương Nga, cho biết: “Là một nhà kinh tế học, tôi rất lo ngại về việc một ngày nào đó tất cả có thể sụp đổ”.
Theo DĐDN