Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/5: Giới quan sát nghĩ về khả năng xoay chuyển bất ngờ của OPEC+
1. Tính đến đầu giờ sáng nay 31/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 77,56 USD/thùng - giảm 0,45%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 81,64 USD/thùng - giảm 0,27%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, giá dầu giảm khoảng 2%. Sự lao dốc ở phiên thứ hai liên tiếp này của giá dầu chịu tác động bởi báo cáo nhu cầu nhiên liệu yếu ở Mỹ và tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất của Mỹ bất ngờ tăng vọt.
2. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/5 đã chính thức thông qua quyết định rút khỏi hiệp ước năng lượng những năm 1990 cho phép các công ty dầu mỏ kiện các chính phủ về chính sách khí hậu của họ.
Trong một tuyên bố, EU cho biết quyết định của Hội đồng đã phê duyệt cuối cùng cho EU và Euratom rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng sau khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn trong phiên họp toàn thể cuối cùng vào tháng 4 năm 2024.
3. Từ năm 2025, Đức sẽ bỏ khoản thuế gây tranh cãi đối với việc lưu trữ khí đốt tự nhiên mà các nước ở Trung Âu đã phải trả để vận chuyển khí đốt qua đường ống dẫn khí đốt qua Đức.
Các quốc gia ở Trung Âu, bao gồm Áo, Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia đang bị Đức tính phí lưu trữ khí đốt đối với việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Đức.
4. Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab cho biết, công ty năng lượng quốc doanh Sonatrach của Algeria dự kiến sẽ ký một thỏa thuận trong những ngày tới với Chevron nhằm thúc đẩy sản xuất khí đốt tự nhiên của đất nước.
Arkab nói với đài truyền hình nhà nước rằng thỏa thuận với tập đoàn của Mỹ sẽ được ký kết trong vài ngày tới.
5. Trước cuộc họp của OPEC+ vào Chủ nhật, Reuters đã dẫn ba nguồn tin giấu tên của nhóm cho biết việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm hiện đang được thảo luận.
Các nhà phân tích đã kỳ vọng OPEC+ sẽ duy trì tình trạng cắt giảm tại cuộc họp sắp tới và báo cáo hôm 30/5 của Reuters cũng giống với những kỳ vọng đó.
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/10: Giá dầu thế giới hôm nay giảm nhẹ đầu phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/10: Giá dầu thế giới nhích tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/10: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc xanh
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý