Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030

11:29 | 24/05/2024

107 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 23/5, Báo Người Lao động tổ chức chức tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030". Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đồng hành cùng chương trình.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập báo Người Lao Động cho biết, Việt Nam có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhờ kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến. Văn hóa từ lâu đã trở thành sức mạnh mềm của dân tộc, làm rạng danh tên tuổi và vị thế con người Việt Nam anh hùng, hòa hiếu.

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030
Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân phát biểu khai mạc tọa đàm

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp chỉ 2,68% GDP thì năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Giai đoạn 2018-2022, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (khoảng 44 tỷ USD). Số lượng các doanh nghiệp văn hóa, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới, thì công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay mới phát triển ở tầm trung. Trong khi đó, tiềm năng, thế mạnh của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa của nước ta rất dồi dào, nếu có thể biến nguồn lực này thành giá trị kinh tế thì sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030
Toàn cảnh toạ đàm

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta, như hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và giao lưu, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư tài chính để xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đỉnh cao…

Từ cách làm, phương hướng phát triển công nghiệp văn hóa của TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy đã đưa ra các nhóm giải pháp triển khai trong dự án "Phát triển công nghiệp văn hóa TP Hồ Chí Minh" như: Tiếp tục tham mưu các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; nghiên cứu đề xuất bổ sung quy hoạch chung các khu đất có quy mô lớn để phát triển các thiết chế văn hóa, phim trường, trung tâm biểu diễn, trung tâm trưng bày triển lãm…; đầu tư công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài; có chính sách ưu đãi thuế, vốn vay, sử dụng đất… nhằm thu hút đầu tư trên lĩnh vực văn hóa; thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số, trí tuệ nhân tạo, để phát triển công nghiệp sáng tạo...

Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh đề xuất cần có cơ chế riêng về chính sách bảo hộ điện ảnh, để phát triển hoạt động sản xuất phim Việt Nam, cần ưu tiên việc chiếu phim Việt Nam, thu thuế ở mức thấp đối với phim Việt, ngân hàng dành lãi suất ưu đãi cho những nhà làm phim…

Về vấn đề tận dụng công nghệ số trong phát triển công nghiệp văn hóa, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ thuật (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi mô hình như thế nào để kiến tạo thị trường trong khi hiện các xu hướng công nghệ điện tử, Tiktok, Youtube,… đã truyền phát trên phạm vi toàn quốc gia.

Tại toạ đàm, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Minh Tuấn: Chúng tôi nhận thấy nhận thức thế nào là công nghiệp văn hóa vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau, cần truyền thông đến doanh nghiệp, cộng đồng để hiểu đúng, hiểu rõ hơn. Mỗi quốc gia có giá trị văn hóa riêng, Việt Nam là quốc gia giàu bản sắc, lực lượng sáng tạo dồi dào. Trong thời gian tới cần chọn lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa.

Trong thời gian tới, hy vọng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại TP Hồ Chí Minh sẽ có được không gian sáng tạo quy mô, phù hợp, tạo cảm hứng cho người làm sáng tạo, góp phần lớn cho sự phát triển công nghiệp văn hóa.

Theo Chủ tịch HĐQT DatViet VAC Group Holdings Đinh Bá Thanh: Muốn phát triển công nghiệp văn hóa thì phải bảo vệ, yêu thương văn hóa Việt Nam. Cần tạo nội dung đủ sức cạnh tranh và có tính định hướng cho các bạn trẻ. Văn hóa tạo ra sản phẩm chứ không phải đi sao chép, sản phẩm phải đủ lớn, có tính bền vững, có tính phù hợp với những gì đang xảy ra và chưa xảy ra. Phải có được yếu tố kinh tế số hiện hữu trong công nghiệp văn hóa của chúng ta, thì khi đó sức ảnh hưởng của chúng ta mới đủ lớn.

Chia sẻ tại toạ đàm, Nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai cũng rất tâm đắc về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các cơ sở văn hóa tư nhân. Chúng tôi là những người sáng tạo giá trị văn hóa, tự thân vận động mọi việc nhưng vẫn bị mạo danh, nên rất cần sự hỗ trợ từ nhà nước. Cần có Hội đồng Quốc gia tuyển chọn câu chuyện văn hóa, riêng biệt và mang đặc trưng Việt Nam. Khi có rồi, tập trung phát triển phần mềm, kiến trúc, quảng cáo… hướng tới truyền thông toàn cầu (thống nhất và toàn diện) về văn hóa Việt Nam.

N.H

Petrovietnam tham dự Diễn đàn: Petrovietnam tham dự Diễn đàn: "Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa doanh nghiệp"
Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa ẩm thực ViệtBánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
Lễ hội Hoa đăng tại Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024Lễ hội Hoa đăng tại Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-nha
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps