Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao cần sớm có luật Năng lượng tái tạo?

Bài 1: Nhận diện vai trò của Năng lượng tái tạo

13:35 | 28/11/2023

14,860 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo những số liệu đáng tin cậy Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng về Năng lượng tái tạo (NLTT). Quy hoạch điện VIII định hướng đến năm 2030 cơ cấu nguồn điện nghiêng mạnh sang các nguồn NLTT với tỷ lệ chiếm đến gần 30% tổng công suất, đến năm 2050 chiếm khoảng 60%.

Mặc dù vậy, đã và đang có nhiều rào cản khiến cho NLTT chưa thể phát triển. Trong khi đó, để biến tiềm năng to lớn của NLTT thành hiện thực thì phải chăng cần có những cơ chế chính sách được “luật hoá"?

Bài 1: Nhận diện vai trò của Năng lượng tái tạo

Điện mặt trời và điện gió đang có những đóng góp ngày càng quan trọng đối với hệ thống điện quốc gia.

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời do có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền của đất nước. Tổng số giờ nắng trong năm tại các tỉnh miền Bắc bình quân từ 1.800 - 2.100 giờ, các vùng miền Trung và miền Nam khoảng 1.400 - 3.000 giờ; số ngày nắng trung bình trên các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm. Bên cạnh đó, cường độ bức xạ mặt trời trung bình nhận được tại mặt đất dao động trong khoảng 3,54 - 5,15 kWh/m2/ngày và tăng dần từ Bắc vào Nam. Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW.

Về điện gió, theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng tiềm năng ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW). Nghiên cứu của WB cũng cho thấy, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn.

Bên cạnh đó, tỷ trọng phát điện của NLTT (bao gồm cả thuỷ điện) không ngừng tăng cao và tốc độ rất nhanh trong cơ cấu phát điện của hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022, từ 27% vào năm 2010 lên hơn 48% vào năm 2022, đặc biệt với sự đóng góp rất lớn từ điện gió, mặt trời vào các năm 2019 - 2022.

Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 cơ cấu nguồn điện nghiêng mạnh sang các nguồn NLTT, trong đó điện gió trên bờ chiếm 14,5% tổng công suất các nhà máy điện; điện gió ngoài khơi (4,0%), điện mặt trời (8,5%) - tổng là 27%.

Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ còn cao hơn rất nhiều, lần lượt: Điện gió trên bờ chiếm 12,2 - 13,4%; Điện gió ngoài khơi chiếm 14,3 - 16% và Điện mặt trời chiếm 33,0 - 34,4%. Vậy tổng từ 59,5 đến 63,8%.

Quy hoạch điện VIII cũng đã vạch ra định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Quy hoạch này nhấn mạnh ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

Mặc dù vậy, cho tới nay một định nghĩa về NLTT cũng chưa được thống nhất. Đặc biệt, các cơ chế chính sách để biến những tiềm năng từ các nguồn NLTT trở thành nguồn năng lượng phục vụ trong nước và xuất khẩu, bảo vệ môi trường… cũng mới chỉ dừng lại ở một số quyết định, hay những hỗ trợ nhất thời.

Bên cạnh đó rào cản chính cho phát triển NLTT là chi phí sản xuất, giá thành sản xuất cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển NLTT; thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách; công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án NLTT…

Nhiều năm qua thế giới đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Xu thế mới mà các quốc gia đang theo đuổi là đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm giảm nhu cầu điện và khuyến khích sử dụng nhiều NLTT hơn trong cán cân năng lượng.

Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong phát triển năng lượng tái tạo như Đức, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Âu - Mỹ, cần ban hành Luật Năng lượng tái tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ổn định về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo, chú trọng các chính sách phối hợp bền vững ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo; thúc đẩy và triển khai công nghệ mới; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng trên thị trường năng lượng…

(Còn nữa)...

Minh Tiến

Bản tin năng lượng xanh: Phương Tây đồng loạt đưa ra các kế hoạch đẩy nhanh chuyển đổi NLTT, loại bỏ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ NgaBản tin năng lượng xanh: Phương Tây đồng loạt đưa ra các kế hoạch đẩy nhanh chuyển đổi NLTT, loại bỏ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga
EVN đề nghị các chủ đầu tư dự án NLTT cung cấp thông tin cần thiết để tính toán khung giá phát điệnEVN đề nghị các chủ đầu tư dự án NLTT cung cấp thông tin cần thiết để tính toán khung giá phát điện
Phải đảm bảo cung cấp đủ điện trong mùa cao điểmPhải đảm bảo cung cấp đủ điện trong mùa cao điểm
EVN sẽ công khai, cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện thủ tục các dự án NLTT chuyển tiếpEVN sẽ công khai, cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện thủ tục các dự án NLTT chuyển tiếp