EVN chủ động triển khai kế hoạch cung ứng điện thời gian cao điểm năm 2024
(PetroTimes) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện thời gian cao điểm năm 2024.
Trong Quý 1/2024, EVN đã đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 69,34 tỷ kWh, cao hơn 1,35 tỷ kWh sở kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ 2023.
Dự bảo nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng xuất hiện sớm tại cả 3 miền nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so kế hoạch đầu năm. Vì vậy, EVN đã cập nhật tính toàn Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4,5,6,7) của năm 2024 và đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
EVN chủ động triển khai kế hoạch cung ứng điện thời gian cao điểm năm 2024 |
Trong đó phương án cơ sở để điều hành cho cả năm 2024 gồm điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 310,6 tỷ kWh, tăng trưởng 10,4% so với năm 2023 (cao hơn 4,2 tỷ kWh, tương ứng cáo lươn 1,25% so với KH đầu năm). Trong trường hợp nhu cầu điện tăng trưởng đột biển, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 313,4 tỷ kWh, tăng 11,4% so với năm 2013, cao hơn phương án cơ sở 2,8 tỷ kWh
Để chủ động trong việc đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, Tập đoàn đã và đang thực hiện một số giải pháp như: Chỉ đạo lập phương thức, điều hành hệ thống điện và thị trường điện tối ưu, xây dựng các kịch bản cung ứng điện, cập nhật, các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chính kế hoạch vận hành hệ thống điện với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện trong mọi tình huống
Huy động tối ưu các nguồn điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc và điều tiết giữ nước các hồ thuỷ điện ở mức nước cao để đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm 2024 Chỉ đạo GENCO và các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Petrovietnam, TKV, Tổng công ty than Đông Bắc và Chủ đầu tư các nguồn điện khác để đảm bảo cùng ứng nhiên liệu và năng lực sản xuất điện.
Trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm, EVN đã phối hợp với PV GAS để cung cấp khí LNG cho NMĐ Phú Mỹ 3 (đã được chuyển giao cho EVN) và đã vận hành từ 11/4/2024
Để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện khu vực miền Bắc, các TCT Điện lực sẽ huy động thêm các nguồn diesel mượn của khách hàng để bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện Quốc gia trong các tình huống khẩn cấp. Qua làm việc với khách hàng khu vực miền Bắc có khoảng 2.718 máy phát diesel dự phòng có thể huy động được với tổng công suất 3.066MVA.
Chỉ đạo các đơn vị truyền tải, các TCT Điện lực vận hành an toàn, tin cây hệ thống lưới điện, chuẩn bị đủ vật tư thiết bị dự phòng; Chủ động phát hiện, khắc phục, ngăn ngừa sự cố, nâng cao độ tin cậy và giảm tổn thất điện năng; Tăng cường giảm sát và tuân thủ kỷ luật vận hành, không để xảy ra sự cố chủ quan.
EVN đã đàm phán để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc năm 2024 lên 1,8 tỷ kWh, tăng 700 triệu kWh so kế hoạch (trong đó nhập khẩu thêm tại Móng Cái khoảng 70MW trong các tháng mùa khô); Tiếp tục làm việc với các đối tác tại Lào để tăng nhập khẩu điện về Việt Nam, trong đó đã báo cáo Bộ Công Thương chủ trương nhập khẩu các dự án nguồn điện từ Lào về khu vực Nghệ An, Quảng Trị.
Về đầu tư xây dựng, EVN thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm, trong đó: Hoàn thành dự án NMTĐ laly mở rộng cuối năm 2024, dự án NMTĐ Hoà Bình mở rộng (năm 2025), NMNĐ Quảng Trạch 1 (năm 2026); Khởi công cuối năm 2024 các dự án NMTĐ Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái; Tập trung mọi nguồn lực để thi công Đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối) với mục tiêu đóng điện tháng 6/2024 và các công trình lưới điện đồng bộ nguồn điện và cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn;
Hoàn thành các công trình nhập khẩu điện từ Lào để tăng nhập khẩu 500MW trong năm 2024 gồm các dự án ĐD 220kV Nậm Sam - Nông Cổng và Trạm cắt 220kV Đăk Ooc (Qui 111/2024) hoàn thành đường dây 500kV Monsoon - Thành Mỹ cuối năm 2024 (để nhập khẩu 600MW điện gió trong năm 2025).
Giải pháp về điều chỉnh phụ tải và tiết kiệm điện, EVN tăng cường tuyên truyền qua tiết kiệm điện các kênh truyền thông báo chỉ, mạng xã hội; Thực hiện các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả đối với từng nhóm khách hàng sử dụng điện, như: Nhóm khách hàng sản xuất, các hộ gia đình, khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp, hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn quảng cáo, trang trí, khách hàng kinh doanh dịch vụ, tòa nhà cao tầng, siêu thị, các trung tâm thương mại, nhóm khách hàng học sinh, sinh viên...
Để đảm bảo cung ứng điện cho các tháng cao điểm mùa khô và cả năm 2024, ngoài các giải pháp EVN đã chủ động và nỗ lực thực hiện, EVN đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm hỗ trợ và chỉ đạo các Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), chủ đầu tư các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than tại khu vực miền Bắc đảm bảo độ khả dụng sẵn sàng, độ tin cậy của các nhà máy do mình sở hữu, không để xảy ra sự cố trong các tháng cao điểm mùa khô, chuẩn bị đủ nhiên liệu cho phát điện theo nhu cầu huy động của hệ thống. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính quyết định đến đảm bảo cung cấp đủ điện.
Chỉ đạo Petrovietnam/PV GAS đảm bảo sản lượng khí cung cấp theo đúng kế hoạch, ưu tiên phân bổ khí thiên nhiên cho phát điện trong các tháng cao điểm mùa khô 4-7/2024. Bộ Công Thương hỗ trợ EVN có Công hàm gửi Chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để chấp thuận tăng sản lượng điện YNIC bán cho EVN qua các đường dây 220Kv, 2024-2025 lên khoảng 2,5 tỷ kWh/năm và tăng lên 9 tỷ kWh/năm sau năm 2025. Cùng với đó, chỉ đạo UBND các tỉnh/thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt trong các tháng cao điểm mùa khô hàng năm.
Minh Châu