Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ai sẽ lãnh đạo Lầu Năm Góc thay Chuck Hagel?

16:59 | 25/11/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau tuyên bố khá bất ngờ về việc từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào ngày 24/11, câu hỏi được đặt ra hiện nay đó là “Ai sẽ là người tiếp theo điều hành Lầu Năm Góc?”.

>> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ từ chức

Ông Chuck Hagel ra đi được coi là động thái của Nhà Trắng trong đối phó với những chỉ trích xung quanh các chính sách sai lầm của chính phủ trong việc xử lý khủng hoảng. Vì vậy, việc lựa chọn người lãnh đạo Lầu Năm Góc tiếp theo được coi là một quyết định vô cùng quan trọng có thể giúp Tổng thống Obama đương đầu với những diễn biến quốc tế phức tạp hiện nay, đồng thời tạo dấu ấn tốt trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của mình.

Dưới đây là những ứng viên hàng đầu cho chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng thứ 25 của Hoa Kỳ:

  1. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michèle Flournoy

Một trong những cái tên ngay lập tức được nhắc đến là Michèle Flournoy. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách trong 3 năm đầu dưới thời Tổng thống Obama, từ năm 2009 – 2012, đồng thời cũng là cố vấn cấp cao cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Robert Gates. Trong khoảng thời gian này, Michèle Flournoy là người phụ nữ giữ chức vụ cao nhất từ trước trong Lầu Năm Góc. Bà bắt đầu làm việc cho chính phủ trong vai trò Trợ lý an ninh dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

Flournoy cũng được biết đến là một trong những lãnh đạo nhóm chuyển giao của Tổng thống Obama tại Bộ Quốc phòng vào năm 2009 và  phụ trách các chính sách quốc phòng cho chiến dịch của ông Obama năm 2012. Bà là người có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong giới “think tank” (các tổ chức nghiên cứu độc lập). Bà từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (một trong những think tank hàng đầu của Mỹ) trước khi đồng sáng lập và trở thành giám đốc điều hành Trung Tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) chuyên hoạch địch chính sách cho Bộ Quốc phòng dưới thời Obama. Ngoài ra, bà cũng có quan hệ khá tốt với ông chủ Nhà Trắng. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, Michèle Flournoy sẽ trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ.

 

  1. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter

Ashton Carter từng là nhân vật số 2 của Lầu Năm Góc từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2013, phục vụ dưới trướng ông Chuck Hagel và Leon Panetta. Ông tham gia chính quyền Obama vào năm 2009 trong vai trò phụ trách mua vũ khí cho Lầu Năm Góc và chuyển sang làm thứ trưởng vào 2 năm sau.

Trong thời gian đương nhiệm, ông Carter đã khẳng định được tên tuổi trong việc thúc đẩy vấn đề phòng thủ mạng thành ưu tiên an ninh quốc gia và giúp thành lập Bộ Tư lệnh Không gian Mạng Mỹ. Cựu giáo sư vật lý đại học Harvard được đánh giá là người giàu kinh nghiệm trong chính sách quốc phòng và là một nhà quản lý tài ba, có thể giải quyết được hàng núi việc cồng kềnh của Bộ Quốc phòng. 

 

  1. Thượng Nghị sĩ Jack Reed

Trước khi danh sách các ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng được đưa ra vào ngày 24/11, ông Reed từng là lựa chọn số 1 của Tổng thống Obama. Thượng Nghị sĩ tiểu bang Rhode Island là cựu sĩ quan Lục quân và từng giảng dạy tại Học viện quân sự West Point. Ông từng là luật sư tư nhân trước khi tham gia tranh cử thành công trở thành Thượng Nghị sĩ vào năm 1996. Hiện nay, Jack Reed là thành viên cấp cao của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Ông được đánh giá khá cao bởi có quan hệ tốt với Tổng thống Obama cùng nhiều tướng lĩnh quân đội.

Tuy nhiên, người phát ngôn viên của ông Reed cho biết ông này có vẻ không thích rời bỏ Thượng viện. “Thượng Nghị sĩ Reed yêu công việc hiện tại của mình và mong muốn tiếp tục phục vụ người dân Rhode Island. Ông ấy cũng đã tuyên bố rõ ràng rằng ông không mong đợi sẽ được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng hay bất kỳ chức vụ nào trong nội các. Ông ấy chỉ yêu cầu dân chúng tiểu bang Rhode Island “thuê” mình thêm 6 năm nữa và đang lên kế hoạch cho cam kết đó.”

Điều này cũng khá hợp lý bởi nếu xét về khả năng chiến thắng, thì rõ ràng Michèle Flournoy và Ashton Carter chiếm ưu thế hơn. Cả 2 người này đều có nhiều kinh nghiệm trong việc đề ra các chính sách quốc phòng và đều từng giữ chức vụ quan trọng của Lầu Năm Góc nên dễ dàng có được sự ủng hộ từ bên trong. Hơn nữa, đây là thời điểm mà ông Obama cần một người có khả năng thực sự để “khai thông” những bế tắc cho các chính sách đối ngoại, đặc biệt trong vấn đề đối phó với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nên việc chọn người giàu kinh nghiệm sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Hà My (tổng hợp)

>> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ từ chức