Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

70 năm Hiệp định Geneva: Nhìn lại chiến thắng bản lĩnh giữa “đánh” và “đàm”

16:50 | 22/07/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước, ngoài nước suốt 70 năm qua.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sỹ), trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: TTXVN
Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: TTXVN

Sau gần 7 thập kỷ, những ý nghĩa, bài học sáng rỡ từ Hội nghị Geneva với hiệp định lịch sử vẫn còn mãi, đặc biệt về sự gắn kết chặt chẽ giữa thế và lực trong hoạt động ngoại giao. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.

Thành quả đấu tranh quật cường

Về sự kiện lịch sử này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hội nghị Geneva 1954 là diễn đàn đa phương có sự tham dự, đàm phán trực tiếp của các nước lớn mà lần đầu tiên Việt Nam tham gia.

“Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta luôn kết hợp khéo léo giữa “đánh” và “đàm”, giữa giành thắng lợi mang tính chiến lược trên chiến trường với giải pháp ngoại giao để bảo vệ nền độc lập, lập lại hòa bình.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva là một sự kết hợp mẫu mực và điển hình như vậy. Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận chính trị và quân sự, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chuyển hóa những thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi về chính trị, pháp lý, đối ngoại.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosi Keomanivong chia sẻ với Thông tấn xã Việt Nam, Hiệp định là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cùng với chiến thắng này, Hiệp định Geneva đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhân dân các nước bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới. Đây cũng là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là hiệp ước buộc thực dân đầu hàng chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam - Lào - Campuchia. Ông nhấn mạnh, việc ký kết Hiệp định Geneva không chỉ là dấu mốc lịch sử của Việt Nam mà còn mang ý nghĩa thời đại bởi đây là thắng lợi toàn diện của 3 nước Đông Dương và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

“Sau khi chiến tranh chống thực dân kiểu cũ ở Đông Dương kết thúc, Việt Nam - Lào - Campuchia lại tiếp tục thực hiện đấu tranh cách mạng chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, có vũ khí hiện đại hơn”, Thứ trưởng Phosi Keomanivong nhấn mạnh.

Nhiệm vụ đấu tranh cứu quốc trong giai đoạn này cũng đầy ác liệt nhưng vẫn sáng lên tinh thần hy sinh cao cả của quân và dân Việt Nam cũng như Lào và Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Chủ tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo cùng với các nhà lãnh đạo của Mặt trận Lào Itxala và ở Campuchia có Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Thành công này là sự kế thừa những truyền thống trong chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, giúp cho phong trào đấu tranh chống thực dân tiếp tục giành được chiến thắng, giải phóng đất nước.

Ý nghĩa và bài học còn mãi

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh những bài học quý báu từ Hiệp định Geneva đã phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật, sự trưởng thành và đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định Hiệp định là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 4/5/1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu cùng các đoàn đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Ngày 4/5/1954, phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu cùng các đoàn đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ông Nguyễn Xuân Thắng nêu ra 5 bài học đó là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao; Giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết; Quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Giới quan sát nhận định, Hiệp định đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng non trẻ Việt Nam; chính thức khôi phục hòa bình ở Đông Dương; công nhận nền độc lập và các quyền dân tộc cơ bản như chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân, cuộc đấu tranh thắng lợi của Việt Nam còn là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhiều nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ La-tinh trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước, ngoài nước trong suốt 70 năm qua. Ảnh: BNG
Nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước, ngoài nước trong suốt 70 năm qua. Ảnh: BNG

Tựu chung lại, những bài học của Hiệp định Geneva trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước là giữ vững độc lập, tự chủ để tránh được những thỏa hiệp bất lợi cho ta; phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, dĩ bất biến ứng vạn biến; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tranh thủ, vận động sự đồng tình, ủng hộ từ phong trào yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới; cần chú trọng nâng cao tiềm lực và sức mạnh nội sinh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp nhịp nhàng các lĩnh vực đối ngoại, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao và quân sự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại nhất là về kỹ năng đàm phán và ứng xử trong các tình huống quốc tế; bồi dưỡng cho thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin sắt son vào lý tưởng của Đảng, tinh thần xung kích, dấn thân và không ngại gian khổ, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.

Theo Báo điện tử Kinh tế & Đô thị