52.000 doanh nghiệp "chết lâm sàng": "Việt Nam thấp hơn Anh và New Zealand"
Theo thống kê của GSO, hết 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 59.400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phá sản, đặc biệt số doanh nghiệp phá sản tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT). |
Số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước đạt trên 64.500, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là hơn 16.400. Tổng lượng doanh nghiệp đăng ký và quay trở lại hoạt động đạt trên 81.000, tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế ước đạt 1,8 triệu tỷ đồng.
Đáng lo ngại, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2018 là 52.800, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 6.600, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 6.000 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,3% và tăng 20,6%.
Trước lo ngại của báo giới về số doanh nghiệp phá sản có số vốn 10 tỷ đồng trở xuống tăng cao, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển, cũng như là thước đo chính sách của nhà nước, ông Lâm khẳng định: "Doanh nghiệp có thành lập thì có mất đi, điều này thể hiện nền kinh tế đang vận hành tốt. Hơn nữa tỷ lệ doanh nghiệp phá sản ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước như Anh, New Zealand".
Ông Lâm khẳng định: "Tỷ lệ doanh nghiệp Việt phá sản trên tổng số doanh nghiệp thành lập mới của Việt Nam vẫn khá thấp với tỷ lệ chưa tới 50%, trong khi ở Anh là 80%, New Zealand là 90%...".
Lãnh đạo GSO cảnh báo: Sắp tới đây, kinh tế trong nước đẩy mạnh starup (khởi nghiệp), thì số lượng doanh nghiệp thành lập xong giải thể còn nhiều hơn nữa, quan trọng là doanh nghiệp thất bại sẽ tiếp tục vực dậy để kinh doanh.
Trên thực tế, so về số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động với số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động thì sẽ thấy rõ sự chênh lệch. Số doanh nghiệp lập mới 6 tháng qua chỉ tăng 5,3% số doanh nghiệp và gần 9% về số vốn. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn, không thời hạn quay trở lại chỉ tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, số doanh nghiệp mới thành lập và quay lại hoạt động không đạt tỷ lệ 10% trên tổng số.
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 6 tháng qua tăng mạnh trên 39%. Đáng nói là số doanh nghiệp tạm ngừng chờ hoạt động tăng 25%. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ phá sản chiếm tỷ lệ rất lớn 48% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nói trên.
Lo ngại hơn là con số doanh nghiệp phá sản tăng trên 21%, đặc biệt doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng tăng mạnh trên 20% và chiếm hơn 90% tỷ lệ doanh nghiệp phá sản. Như vậy, có thể nói tình hình kinh tế của khu vực doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn, đòi hỏi cần có giải pháp để hạn chế sự thoát lui của nhóm doanh nghiệp tư nhân trong thời gian sắp tới.
Dân trí
-
Tỷ lệ doanh nghiệp phá sản gia tăng ở các nền kinh tế phát triển
-
Số doanh nghiệp châu Âu phá sản đạt mức cao nhất kể từ năm 2015
-
Tin tức kinh tế ngày 27/7: Lợi nhuận ngân hàng giảm tốc
-
Số vụ phá sản chỉ là phần nổi của tảng băng
-
Hàng trăm doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng đã phá sản vì sức ép từ Covid-19?
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần