45 công trình đoạt giải thưởng VIFOTEC 2020
Petrovietnam - Điểm sáng về khoa học công nghệ |
Công trình của PV Drilling đạt giải Nhì Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2019 |
41 công trình đoạt giải thưởng VIFOTEC 2019 |
Lễ tổng kết và trao giải thưởng VIFOTEC năm 2019 |
Tham gia giải thưởng VIFOTEC năm 2020 có 133 công trình được gửi về tham dự thuộc 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (21 công trình); Cơ khí - tự động hóa (27 công trình); Công nghệ vật liệu (10 công trình); Công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống (39 công trình); Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên (19 công trình); Công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới (17 công trình).
Hội đồng Giám khảo của giải thưởng VIFOTEC đã xem xét, đánh giá các công trình và chọn trao giải thưởng cho 45 công trình bao gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 13 giải Ba và 16 giải Khuyến khích. Tiêu biểu là các công trình “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị mô phỏng huấn luyện kíp chiến đấu cabin YHK của Đài điều khiển tên lửa phòng không S125 - 2TM”; công trình “Áp dụng công nghệ nghiền siêu mịn trong sản xuất gạch ốp lát Cotto chất lượng cao”; công trình “Tổ hợp lai các giống gà nội (MD01/M02/MD03)”; công trình “Tận dụng đất cứng, đất tầng, phủ để sản xuất ngói chất lượng cao”; công trình “Nghiên cứu phát triển trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện nhằm thúc đẩy, khuyến khích việc sử dụng ô tô điện tại Việt Nam”.
Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các công trình: Lĩnh vực Cơ khí - Tự động hóa có công trình “Nghiên cứu triển khai chương trình chuyển đổi số, tự động hóa nâng cao và quản trị mỏ dầu khí thông minh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh lô 05-2; 05-3 thuộc Biển Đông Việt Nam” của TS Ngô Hữu Hải, Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông.
Công trình “Thiết kế chế tạo bộ ổ đỡ thủy lực lắp đặt cho động cơ điện chìm Pleuger M110 - 420 - 2 thay cho phụ tùng chính hãng”, của kỹ sư Trần Anh Tuấn và các cộng sự Xí nghiệp cơ điện thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro; và Giải pháp “Kiểm soát hàm lượng nước (WDP) trong dòng chung (Gas- Condensate) của lô 06.1 nhằm tuân thủ specification của hợp đồng vận chuyển (Transportation Agreement)”, của kỹ sư Nguyễn Thanh Ngoãn và cộng sự Công ty đường ống Khí Nam Côn Sơn - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
Trong lĩnh vực Công nghệ vật liệu có “Giải pháp cung cấp nguồn khí permeate gas dư từ nhà máy xử lý khí Cà Mau sử dụng cho nhà máy đạm Cà Mau” của kỹ sư Lê Xuân Thắng và cộng sự Phòng vận chuyển điều độ khí Công ty Khí Cà Mau - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
Trong lĩnh vực Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên có công trình “Thiết kế và chế tạo hệ thống máy đo khuyết tật ống chống giếng khoan bằng hệ đa cảm biến LVDT theo 40 và 60 sectors” của kỹ sư Nguyễn Xuân Quang và cộng sự Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Lĩnh vực Công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới có “Giải pháp tối ưu công suất máy nén cấp khí C - 1202 tại phân xưởng NHT - Nhà máy lọc dầu Dung Quất” của kỹ sư Đỗ Hồng Quang và cộng sự Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); và công trình “Cải hoán hệ thống giải hấp phụ của cụm tách nước tại Nhà máy xử lý khí Cà Mau” của kỹ sư Nguyễn Thanh Tân và cộng sự Bộ phận nhà máy xử lý khí Công ty Khí Cà Mau - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức. Trong nhiều năm qua, giải thưởng đã thực sự trở thành một sự kiện quan trọng đối với tất cả những người quan tâm đến khoa học công nghệ.
Trải qua 25 năm tổ chức (1995 - 2020), Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam đã nhận được 2.671 công trình dự thi và trao giải cho 893 công trình khoa học đạt giải thưởng, tập trung vào các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của nhà nước như: Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cơ khí và tự động hóa...
Các công trình đạt giải đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống, an ninh và quốc phòng.
Nguyễn Hoan
-
LPG Expo Châu Á - Thái Bình Dương 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu trong ngành công nghiệp LPG
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 3)
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 2)
-
IEAE 2024: Cầu nối mở rộng hợp tác cho doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 1)