3 bài học kinh doanh từ ông chủ Facebook
Facebook - mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất hiện nay và có tổng vốn hóa hơn 340 tỷ USD được sáng lập từ 13 năm trước, bắt đầu từ ý tưởng “thefacebook.com” của cậu sinh viên 19 tuổi Mark Zuckerberg. Facebook đã tạo nên cuộc cách mạng trong việc liên kết con người và là nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều doanh nhân trẻ.
Tên tuổi Mark Zuckerberg nổi lên như doanh nhân tiên phong trong thời đại công nghệ ngày nay. Nhiều người trẻ trong quá trình gây dựng doanh nghiệp của mình luôn muốn học hỏi kinh nghiệm từ Zuckerberg.
1. Khám phá trước khi gắn bó
Trong một cuộc nói chuyện năm 2012 ở trường khởi nghiệp Y Combinator, Zuckerberg đã nhấn mạnh với người sáng lập Paul Graham rằng các doanh nhân cần linh hoạt nhạy bén và đam mê mạnh mẽ trong mỗi công việc họ theo đuổi.
“Bạn hoàn toàn có thể làm việc trong khuôn khổ công ty, nhưng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và như bị khóa chặt trong đó”. Điều đó cũng được thể hiện trong bức thư đầu tiên Zuckerberg gửi cho cổ đông. Với anh, Facebook không bao giờ có nghĩa là một công ty. Nó chỉ đơn giản là một sở thích. Theo thời gian, nó đã phát triển thành một doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân, bạn cần những ý tưởng tốt. Thật tuyệt vời nếu ý tưởng đó giải quyết được những vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, Zuckerberg tin rằng nó cũng cần tạo ra tác động lớn đến xã hội. Trong chia sẻ với một nhóm người trẻ, Zuckerberg cho rằng để tạo ra tác động lớn, trước tiên bạn cần thay đổi những thứ bạn làm”. Anh khuyến khích họ khám phá, tìm ra thứ họ thích và tập trung vào đó.
Bài học: Cởi mở bản thân để học nhiều điều mới nhưng chỉ theo đuổi điều bạn yêu thích.
Theo đuổi đam mê là một trong nhưng yếu tố dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Ảnh: Youtube |
2. Đừng cố trở thành siêu nhân
Sai lầm là bài học tốt và cần thiết trong sự phát triển của mỗi doanh nhân. Trong buổi hỏi đáp trực tiếp, một cậu bé lớp 8 đã hỏi Mark Zuckerberg làm thế nào anh có thể vượt qua những thử thách trong sự phát triển mỗi ngày của Facebook. Anh đã trả lời rằng: “Không ai biết cách làm thế nào để đối mặt với mọi thứ. Nhưng nếu bạn có thể tìm được một nhóm người, có thể là bạn bè hoặc gia đình… đó thực sự là cách để bạn vượt qua”.
Nhiều người muốn trở thành doanh nhân nhưng lại sợ rủi ro và sai lầm. Zuckerberg tin rằng chỉ, cần có sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người xung quanh và những người cùng chia sẻ quan điểm với bạn, mọi sai lầm đều được đánh giá cao và là bài học giá trị. “Bạn không phải trở thành siêu nhân, bạn chỉ cần tiếp tục đi trên con đường của mình”.
Bài học: Khởi nghiệp là một con đường dài và đừng nên đi một mình, hãy tìm những người chia sẻ nhiệt huyết với bạn.
3. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo
Tại trụ sở của Facebook tại Menlo Park (California), khẩu hiệu “hoàn thành tốt hơn hoàn hảo” được in trên bức tường bên trong như một câu “thần chú” của công ty. Nói cách khác, làm ra một thứ gì đó thì tốt hơn là làm cho chúng hoàn hảo ngay từ đầu.
Sau khi thực hiện IPO năm 2012, Zuckerberg giải thích triết lý của khẩu hiệu trên như “Cách của các Hacker”. “Thay vì tranh cãi hằng ngày rằng liệu ý tưởng mới có khả thi hay đâu là cách tốt nhất để xây dựng điều mới mẻ, các hacker chỉ cần chế tạo thử nghiệm một cái gì đó và xem cách chúng làm việc”.
Bằng cách trên, Facebook tạo ra một văn hóa làm việc lạc quan cho phép họ kiểm tra giới hạn của mình và nói: “Điều này sẽ tốt hơn”.
Bài học: Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.
Hồng Ánh (theo CNBC)
VNE
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
Tín dụng tăng trưởng ổn định, lợi nhuận 3 quý của VPBank tăng 67% so với cùng kỳ
-
Hoa Kỳ tiếp tục tìm mua 3 triệu thùng dầu dự trữ khẩn cấp
-
Áp thuế GTGT 5% không có nghĩa sẽ làm tăng giá phân bón