170 nước cùng cam kết giảm mạnh đồ nhựa dùng một lần
Trong tuyên bố chung, đại diện 170 nước tham dự hội nghị tại thủ đô Nairobi của Kenya cam kết giải quyết những mối đe dọa các hệ sinh thái, bao gồm tới năm 2030 giảm mạnh các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần. Các nước đều nhất trí cho rằng giải pháp trước mắt là hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Đồ nhựa dùng một lần gây hậu quả nặng nề đối với môi trường - Ảnh tư liệu |
Cam kết chung về việc hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần được cho là một trong những nỗ lực của các nước nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng ô nhiễm trái đất. Ước tính cam kết này sẽ giúp giảm khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển mỗi năm.
Hơn 300 triệu tấn đồ dùng nhựa được sản xuất mỗi năm được cho là đã để lại ít nhất 5.000 tỷ vật thể nhựa là đang trôi nổi trên bề mặt các đại dương. Chất thải nhựa chiếm khoảng 80% phần trăm lượng rác đổ xuống biển hằng năm và gây hậu quả nặng nề đối với môi trường sống của các loài thủy sinh, hoạt động ngư nghiệp và du lịch biển.
Hiện hầu hết các nghiên cứu về ô nhiễm rác thải nhựa mới chỉ được tiến hành ở các vùng nước bề mặt cho thấy rác thải nhựa đã gây ra tình trạng ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng tới môi sinh của các loài sinh thủy sinh như cá, rùa, cá voi và chim biển.
Hội nghị thường niên của UNEP khai mạc ngày 11/3 tại thủ đô Nairobi của Kenya. Với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện các xã hội dân sự, hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận biện pháp nhằm giảm tình trạng ô nhiễm và xây dựng nền kinh tế toàn cầu “xanh hơn”.
Đầu năm nay, trong chiến dịch “Làm sạch biển”, UNEP đã hoàn thành dự án thuyền Flipflopi được làm hoàn toàn từ nhựa tái chế. Chiếc thuyền đã thực hiện một hành trình dọc bờ biển Đông Phi, bắt đầu từ ngày 23/1 đến ngày 7/2, nhằm truyền cảm hứng cho người dân châu Phi nói riêng và trên thế giới nói chung nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm nhựa.
Chiến dịch này đã được UNEP phát động từ năm 2017 để kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và người dân thế giới vào năm 2022 chấm dứt sử dụng các sản phẩm là nguồn chính gây ra rác thải biển - hạt nhựa nhỏ trong mỹ phẩm cũng như lạm dụng, lãng phí sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Trước đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh cấm nghiêm ngặt về túi nhựa hoặc hạn chế đồ nhựa dùng một lần. Lệnh cấm của Kenya được cho là nghiêm ngặt nhất. Tháng 8/2017, chính phủ nước này đã đưa ra mức án tù lên tới 4 năm hoặc bị phạt 40.000 USD cho những đối tượng có hành vi sản xuất, bán hoặc sử dụng túi nhựa.
Thanh Sơn
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh lương thực, năng lượng |
Chung tay chống rác thải nhựa góp phần làm cho thế giới sạch hơn |
[VIDEO] Rác thải nhựa đi về đâu? |
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
-
[VIDEO] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Petrovietnam và Zarubezhneft trao văn kiện hợp tác
-
[VIDEO] Thủ tướng đến Nga dự Hội nghị BRICS mở rộng
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD